Thương lượng và đàm phán luôn là đề tài hấp dẫn, nhưng nó cũng gây nên nhiều tranh cãi với mọi người. Để có được cuộc đàm phán thành công thì bạn không thể đứng trên lợi ích của mình, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác của mình nữa. Vì thế, hãy trang bị ngay 10 kỹ năng đàm phán dưới đây để có được cuộc giao dịch thành công nhất.
Đàm phán là gì?
Đàm phán là quá trình thương thảo và trao đổi giữa 2 hoặc nhiều bên để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Và trong tiến trình đàm phán thì không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và mối quan tâm chung cần giải quyết. Do đó, các bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng đàm phán để đem lại nhiều lợi ích nhất về phía mình. Những hình thức đàm phán thường gặp:
- Đàm phán bằng văn bản
- Đàm phán thông qua gặp mặt
- Đàm phán thông qua điện thoại
10 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh mà bất cứ ai cũng nên biết Trong quá trình đàm phán có 10 nguyên tắc cơ bản mà người làm kinh doanh nào cũng phải đảm bảo nắm vững, cụ thể là:
Không thương lượng quá nhiều Không thương lượng quá nhiều là 1 trong những bí quyết để cuộc đàm phán thành công.
- Nếu là người mua, hãy cân nhắc ngân sách và đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định chi trả bao nhiêu cho đơn vị cung cấp. Hãy cố gắng rút thời gian thương lượng xuống mức thấp nhất, mức độ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào chính sự quyết đoán của bạn.
- Nếu là người bán, cần hiểu rõ giá trị của sản phẩm để thuyết phục đối tác. Không nên nói quá nhiều để làm mất thời gian của 2 bên.
Không hạ thấp giá trị sản phẩm
Không đưa ra lời đề nghị trước và hạ thấp giá trị sản phẩm Nếu là người bán, tuyệt đối không được hạ thấp giá trị dịch vụ, sản phẩm của mình. Thay vào đó, hãy đưa ra mức giá mà mình mong muốn. Tương tự, khi mua hàng thì bạn cũng nói ra mà mình có thể chi trả, không nên nghĩ tới việc thay đổi và đừng vội trả giá mà hãy mua với giá tiền hợp lý nhất.
Không đưa ra lời đề nghị trước
Có một vài bạn sẽ cảm thấy thắc mắc và bối rối khi đọc tới đây. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng thương lượng vô cùng hữu ích. Bởi nếu đối phương đưa ra lời đề nghị trước họ sẽ không tự hạ thấp giá trị món hàng của mình. Do đó, bạn không được vội đồng ý với lời đề nghị của đối tác. Thay vào đó, bạn hãy chờ đợi đối tác đưa ra lời đề nghị rồi bàn bạc lại để được giá tốt hơn so với lúc ban đầu.
Kỹ năng đàm phán tiếp theo bạn cần nhớ là bạn không nên đồng ý với lời đề nghị đầu tiên. Bởi, nếu làm việc với người theo cảm tính thì họ có thể nói thẳng ra điều họ mong muốn, nhưng điều này sẽ chỉ có lợi với họ. Còn, nếu làm việc với nhà đàm phán chuyên nghiệp thì bạn sẽ dễ bị lung lay. Thông thường, ở lời đề nghị thứ 2 bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt hơn. Có thể giá tiền không giảm đi nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân/ công ty.
Đừng đồng ý với lời đề nghị ban đầu
Lời đề nghị ban đầu không phải là lựa chọn tốt nhất Kỹ năng đàm phán tiếp theo bạn cần nhớ là bạn không nên đồng ý với lời đề nghị đầu tiên. Bởi, nếu làm việc với người theo cảm tính thì họ có thể nói thẳng ra điều họ mong muốn, nhưng điều này sẽ chỉ có lợi với họ. Còn, nếu làm việc với nhà đàm phán chuyên nghiệp thì bạn sẽ dễ bị lung lay. Thông thường, ở lời đề nghị thứ 2 bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt hơn. Có thể giá tiền không giảm đi nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho bản thân/ công ty.
Hãy biết lắng nghe
Khi giao tiếp với người khác, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi. Có 1 tỷ lệ gọi là 20/80 nghĩa là tổng thời gian là việc của 1 người chỉ nên sử dụng cho miệng là 20%, còn 80% là sử dụng cho tai và mắt. Tức là, nếu sử dụng miệng vượt quá 20% nghĩa là bạn đã nói quá nhiều. Điều này sẽ làm bạn vi phạm những nguyên tắc trên của kỹ năng thương lượng. Do đó, bạn hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn để giảm thiểu tối đa sai lầm và học cách tiếp thu ý kiến của người khác.